Chủ nghĩa khắc kỷ
“Chủ nghĩa khắc kỷ” là một trong những cuốn yêu thích được mình lựa chọn đọc lại nhân dịp những ngày đầu năm mới (theo lịch âm). Đọc đi đọc lại mới thấy cuốn sách có nhiều lời khuyên đưa ra để áp dụng vào cuộc sống rất hay nên mình xin chia sẻ dưới một số những đoạn đáng để đọc và suy ngẫm.
-Bốn đức hạnh cơ bản làm kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động gồm: Trí tuệ, Dũng cảm, Công bằng (sự tử tế, ngay thẳng), Tiết độ.
-Bản chất của tiêu cực là sự lãng phí năng lượng.
-Mệnh đề dự bị: “nếu không có gì thay đổi/ nếu không có việc gì phát sinh ngoài ý muốn” cho phép
bạn mở rộng trong hành động.
-Tưởng tượng tiêu cực: tự rèn luyện ý chí trước khi những thách thức lớn trong cuộc sống tìm đến. Bất cứ điều gì được dự liệu từ trước sẽ bớt làm tâm trí xao động hơn khi nó thực sự đến.
-Trong bất kỳ tình huống nào, đặc biệt là những tình huống khó khăn, hãy nhắc nhở bản thân rằng có hai cách để tiếp cận vấn đề và chọn cách tốt hơn.
-Trí tuệ đóng vai trò kim chỉ nam giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn trong cuộc sống, biết mình nên chọn cái này hay cái kia, việc này hay việc kia.
-Tiết độ là biết chừng mực, giản dị, tự chủ. Nếu chấp nhận mọi thứ chỉ tạm thời là của mình, bạn có thể hạnh phúc khi có được chúng và đồng thời cũng sẽ không đau khổ khi mất chúng.
– “Điều này chẳng đáng để tôi bận tâm”-Bất cứ khi nào có điều gì khiến bạn phải nhọc công suy nghĩ thì hãy nhớ đến cụm từ này.
-Thay đổi là điều tất yếu trong cuộc sống. Các nhà khắc kỷ nói với chúng ta rằng vạn vật đều phải thay đổi, nếu không cuộc sống sẽ chẳng thể xuất hiện thứ gì mới. Họ coi những người tỏ ra hoảng loạn trước sự thay đổi là ngu ngốc.
-Tập trung vào hiện tại là một phần thiết yếu để phát triển tình yêu với cuộc sống, khi ở bên người mình quan tâm, hãy hiện diện trọn vẹn với họ. Mọi thứ mình đang có đều vay mượn từ vũ trụ và một ngày nào đó bạn sẽ trả lại nó.